Lập trình App Producer

Tổng quan lộ trình

💡 App Producer là lộ trình học gồm 3 khóa học từ cơ bản đến nâng cao để khám phá khả năng mạnh mẽ của ngôn ngữ lập trình Python để xây dựng ứng dụng và giao diện đồ họa sử dụng Qt Designer.

Qt Designer là một công cụ hữu ích cho việc thiết kế giao diện đồ họa, và khi kết hợp với Python, chúng ta có thể tạo ra các ứng dụng chuyên nghiệp với giao diện tương tác hấp dẫn. Đặc biệt, khóa học cung cấp cho học viên các bài tập thực tế và dự án cuối khóa để áp dụng kiến thức đã học vào việc tạo ra các ứng dụng thực tế, tăng cường kỹ năng lập trình của mình.

3 LEVEL: BASIC - ADVANCED - INTENSIVE

Mục tiêu lộ trình

Tư duy logic

Học sinh biết phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp trở nên đơn giản và hiệu quả.

Tư duy lập trình

Học sinh nắm được các khái niệm trong lập trình thông qua quá trình phát triển ứng dụng trên smartphone và kiến thức về UI UX.

Kỹ năng mềm

Học sinh tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. Tích cực, hoà đồng và có trách nhiệm.

Tạo ra sản phẩm

Học sinh có thể tự làm ra những ứng dụng tiện ích, với giao diện đẹp, dễ dàng thao tác sử dụng.

Ai phù hợp với khóa học này?

  • Độ tuổi: Trung học cơ sở.

  • Thành thạo các thao tác cơ bản với máy tính, tiếng anh cơ bản.

  • Không bị các khiếm khuyết (Khiếm thính, tự kỷ, tăng động, ...)

  • Có tư duy phân tích về lập trình cơ bản

Hình thức học tập

Mô hình học tập và phương pháp giảng dạy của mindX vô cùng đổi mới và sáng tạo nhưng vẫn giữ lại những ưu điểm to lớn của mô hình học tập truyền thống dựa theo hai yếu tố chính: project-driven, mentor sessions (Mentorship).

Tại mindX, học sinh sẽ được học tập và tiếp thu kiến thức bằng việc thực hành dựa trên các dự án, bài tập mẫu vô cùng dễ hiểu và trực quan, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và thực sự hiểu vấn đề, tránh nhắc tới những khái niệm lập trình khô khan và khó hiểu bằng cách trực quan hoá thông qua dự án mẫu.

Nội dung lộ trình

Làm quen và phát triển các ứng dụng cơ bản với Thunkable

Mục tiêu khóa học

✓ Hiếu được quy trình vận hành hệ thống

✓ Phát triển tư duy lập trình thông qua ngôn ngữ lập trình bậc cao Python

✓ Kiểm soát đầu vào và hồi đáp giữa các thành phần

✓ Xây dựng các module nhỏ trong hệ thống

Chất lượng khoá học

  • Khá

    • Làm quen với máy tính

      • Học sinh biết cách sử dụng máy tính cơ bản như:

        • Có thể tải về, cài đặt cũng như kiểm tra thông tin các phần mềm có an toàn hay không.

        • Cách gõ nhiều ngón để tăng tốc độ gõ phím.

        • Biết thư điện tử là gì, có thể đăng ký tài khoản học tập trên App Inventor, đưa dự án lên mạng.

  • Tốt

    • Phân tích một ứng dụng như thế nào?

      • Học sinh biết được cách phân tách các thành phần chính bắt buộc phải có trong ứng dụng:

        • Biết được bối cảnh xảy ra ở đâu, khi nào.

        • Nắm bắt được toàn bộ các bố cục, các thành phần, các tính năng bắt buộc phải có để có thể tạo nên một ứng dụng.

      • Học sinh tự phân tích được các chức năng cần có để khiến ứng dụng trở nên bắt mắt và thu hút người dùng:

        • Tự xây dựng các tính năng, giao diện và thuộc tính của mỗi ứng dụng.

        • Nắm bắt được các kiến thức về toàn học, vật lý và tư duy logic trong lập trình.

        • Biết được mỗi một vật thể đều có rất nhiều thuộc tính khác nhau và phải biết sử dụng mỗi thuộc tính vào đúng chỗ trong bài lập trình của mình để vật thể phát huy tác dụng.

      • Học sinh biết được các khối lệnh trong phần Blocks.

        • Học sinh hiểu rõ được chức năng của từng câu lệnh và biết sử dụng đúng cách

        • Biết rõ được cách lắp ghép các câu lệnh đúng vị trí với nhau để bài lập trình có thể chạy được và không bị lỗi.

  • Xuất sắc

    • Sáng Tạo

      • Học sinh làm chủ được các kỹ thuật lập trình ở mục 1, 2 ở mức khá trở lên. Từ đó sáng tạo dựa trên hiểu biết để xây dựng các ứng dụng khác.

Nội dung khóa học

Buổi học
Nội dung
Hình thức học tập

Buổi 1

Thế giới ngôn ngữ máy và xứ Python kỳ diệu

Ngôn ngữ máy là gì?

Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì?

Giới thiệu và cài đặt môi trường lập trình python

Một số câu lệnh python đầu tiên

Học tại lớp

Buổi 2

Sức mạnh của biến và kiểu dữ liệu trong Python

Biến và lệnh gán

Kiểu dữ liệu

Từ khóa trong python

Quy tắc đặt tên biến

Học tại lớp

Buổi 3

Nói chuyện với máy tính

Câu lệnh vào ra

Toán tử

Chuyển đổi kiểu dữ liệu

Câu lệnh lồng

Học tại lớp

Buổi 4

Phân định đúng sai

Biểu thức logic

Câu điều kiện

Giới thiệu về thuật toán

Giới thiệu sơ đồ khối và cách vẽ

Học tại lớp

Buổi 5

Kiểm tra

  • Ôn tập lại kiến thức

  • Kiểm tra bao gồm:

  • Nhập xuất dữ liệu

  • Kiểm tra về kiểu dữ liệu

  • Thao tác xử lí biến số với toán tử

  • Thực hành xây dựng đoạn mã lập trình dựa trên sơ đồ khối

Học tại lớp

Buổi 6

Vòng lặp hữu hạn: chương trình sẽ làm việc bao nhiêu lần?

Vòng lặp for

Câu lệnh range

Thực hành viết thuật toán, vẽ sơ đồ khối

Học tại lớp

Buổi 7

Vòng lặp vô hạn: chương trình sẽ làm việc đến khi nào?

Câu lệnh while

Cấu trúc lập trình

Thực hành viết thuật toán, vẽ sơ đồ khối

Học tại lớp

Buổi 8

Danh sách được giải mã: Định nghĩa, truy cập phần tử danh sách

Danh sách là gì? Duyệt phần tử danh sách

Học tại lớp

Buổi 9

Danh sách và hơn thế nữa: Chỉnh sửa phần tử danh sách

Một số lệnh làm việc với danh sách

Thực hành thao tác thêm, xóa, sửa các phần tử trong danh sách

Học tại lớp

Buổi 10

Kiểm tra

  • Ôn tập kiến thức cũ

  • Kiểm tra kiến thức bao gồm:

  • Kiểm tra kiến thức về mảng

  • Thao tác với mảng

  • Xử lí dữ liệu trong mảng kết hợp câu điều kiện, vòng lặp

Học tại lớp

Buổi 11

Xâu (chuỗi) ký tự

Xâu (chuỗi) là gì?

Một số lệnh làm việc với xâu (chuỗi)

Học tại lớp

Buổi 12

Hàm: Chia nhỏ công việc

Hàm là gì? Thiết lập hàm không có giá trị trả về

Truyền tham số vào hàm và phạm vi của tham số

Học tại lớp

Buổi 13

Hàm với giá trị mang lại

Thiết lập hàm có giá trị trả về

Một số hàm thiết kế sẵn trong python

Học tại lớp

Buổi 14

Kiểm tra cuối khóa - Hackathon

Tại lớp

Last updated

Was this helpful?