Last updated
Last updated
💡 Game Art là lộ trình học gồm 3 khóa học từ cơ bản đến nâng cao sử dụng công cụ chính là Aseprite để trang bị cho học sinh phát huy tối đa tiềm năng hội hoạ, ươm mầm cảm xúc tích cực, khai mở tư duy logic, tư duy sáng tạo vô hạn trong con.
Học sinh yêu thích vẽ vời nhân vật hoạt hình, mê mẫn khám phá thế giới màu sắc và là đứa trẻ giàu cảm xúc. Từ những tiềm năng của mình, học sinh biến các ý tưởng sáng tạo độc đáo thành sản phẩm thực tế hữu ích, thay đổi cách những đứa trẻ tiếp cận với game để giải trí đơn thuần. Quá trình thiết kế đồ hoạ game con học cách xây dựng cốt truyện, biểu đạt ý tưởng, giải phóng cảm xúc và làm chủ công cụ thiết kế trong thời đại số.
3 LEVEL: BASIC - ADVANCED - INTENSIVE
Các bạn nhỏ từ 8-11 tuổi.
Lộ trình dành cho các bạn học sinh thích sáng tạo, thích vẽ…..
Biết sử dụng máy tính cơ bản.
Đọc hiểu tiếng Việt, ưu tiên biết tiếng Anh cơ bản.
Mô hình học tập và phương pháp giảng dạy của mindX vô cùng đổi mới và sáng tạo nhưng vẫn giữ lại những ưu điểm to lớn của mô hình học tập truyền thống dựa theo hai yếu tố chính: project-driven, mentor sessions (Mentorship) và online self-learning.
Tại mindX, học sinh sẽ được học tập và tiếp thu kiến thức bằng việc thực hành dựa trên các dự án, bài tập mẫu vô cùng dễ hiểu và trực quan, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và thực sự hiểu vấn đề, tránh nhắc tới những khái niệm lập trình khô khan và khó hiểu bằng cách trực quan hoá thông qua dự án mẫu.
Khơi dậy đam mê, sự sáng tạo của các bạn.
Tiếp cận được kiến thức, tư duy thiết kế.
Trình bày được câu chuyện của mình qua hình ảnh tĩnh- ảnh động.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Lession 1: Học sinh tạo ra một sản phẩm đồ hoạ nhân vật hoàn chỉnh
Giới thiệu, phân tích đặc tính về đồ hoạ pixel, ví dụ sản phẩm thực tế pixel art ứng dụng sáng tác đồ hoạ game.
Cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lí phối màu, bố cục.
Hướng dẫn quy trình vẽ tiêu chuẩn - cách để triển khai các ý tưởng trong đầu thành bức vẽ bài bản.
Làm quen với giao diện màn hình của công cụ Aseprite, hướng dẫn sử dụng bộ công cụ vẽ và thả màu cơ bản trên phần mềm, các con sẽ thực hành lại ngay trên lớp.
Lession 2 - 3 : Thực hành xây thiết kế đồ hoạ nhân vật game theo chủ đề “Thành phố tương lai”
Phần 1: Thiết kế nhân vật game
Giới thiệu về bảng màu, các hệ màu trên vòng tròn thuần sắc, các cặp màu tương phản, sắc độ màu sắc, ý nghĩa màu sắc.
Phác thảo ý tưởng xây dựng nhân vật game.
Thực hành vẽ nhân vật chính bao gồm: giới tính, hình dáng, đỗ màu vào nhân vật
Bài tập về nhà : thực hành vẽ nhân vật người (chính + phụ) , có cử chỉ hình động, màu sắc, biểu cảm, bố cục rõ ràng .
Phần 2: Thiết kế bối cảnh game với nguyên lí thị giác
Hướng dẫn nguyên lí thị giác: khái niệm về bố cục gần xa, to nhỏ, mờ rõ của các sự vật trong bối cảnh.
Làm quen câu lệnh vị trí chức năng, thực hành công cụ chỉnh sửa, thay đổi màu sắc trong phần mềm.
Bài tập trên lớp: Thiết kế bối cảnh cho nhân vật đã vẽ phần 1 - áp dụng kiến thức màu sắc đã học trên lớp ngay bài thực hành.
Bài tập về nhà : Thiết kế nhân vật + bối cảnh tự chọn có sử dụng màu sắc tùy ý sao cho phù hợp
Lession 4: Hoàn thành đồ hoạ pixel 2D dạng Gif có nội dung theo chủ đề “Thành phố trong mơ”
Dựa theo các tiêu chí: áp dụng 7 công cụ đã học, layer, câu thoại, phối màu tương đồng, sử dụng Hue, Saturation, Brightness, Contrast trên background cung cấp.
Học sinh làm bài checkpoint: Thiết kế một bộ asset theo chủ đề tự chọn bao gồm nhân vật và background dạng gif.
Lession 5 - 6 - 7: Xây dựng cốt truyện, di chuyển nhân vật (animation) cho sản phẩm “Thành phố trong mơ”:
Phần 1 : Xây dựng cốt truyện và thiết kế bối cảnh trong game.
Hướng dẫn khái niệm storyboard, tầm quan trọng của storyboard.
Hướng dẫn học sinh xây dựng, phát triển một cốt truyện (kịch bản).
Giới thiệu một số kiến thức về bố cục: bố cục chính phụ, đan xen kiến thức nguyên lý thị giác để sáng tạo bối cảnh.
Phác thảo cho bức tranh bối cảnh trong game.
Bài tập về nhà: thiết kế thêm một câu chuyện mới như bài đã học trên lớp, và một bức ảnh ( như poster phim, …. ) về câu chuyện có sử dụng bố cục chính phụ.
Phần 2: Thiết kế Animation cho nhân vật trong game.
Giới thiệu các ví dụ một số game mẫu, học sinh phân tích các thành phần của game, chú ý đến phần bối cảnh.
Phân tích cho học sinh 1 hành động cần vẽ bao nhiêu dáng.
Học sinh làm animation với người que: cho học sinh vẽ các dáng pose của người que.
Hướng dẫn thực hành animation ( di chuyển ) trên người que hoàn thiện, lên hình dáng nhân vật hoàn chỉnh, tạo hiệu ứng chuyển cảnh bằng animation.
Bài tập về nhà: vẽ các nhân vật theo chủ đề đã chọn với 2 nhân vật, có animation di chuyển.
Phần cuối: Hướng dẫn kết nối hiệu ứng, hình hoạ hoàn chỉnh chủ đề "Thành phố trong mơ"
Ôn tập lại kiến thức đã học: Các công cụ trong phần Edit (flip horizontal, flip vertical, adjustment,...) và cách quản lí layer khi làm bài, nguyên lý màu sắc như nóng, lạnh, luật gần xa, chính phụ của bối cảnh, ...Các tổ hợp phím tắt cần chú ý khi làm bài.
Thiết kế một bộ asset theo chủ đề tự chọn để hoàn thiện: nhân vật chính phu, bối cảnh, hiệu ứng aniimation, màu sắc,...
Bài tập checkpoint: kiểm tra năng lực giữa kỳ.
Lesson 8 - 12 - Lên ý tưởng và thực hành sản phẩm cuối khoá.
Chia lớp thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 4 học sinh, sao cho sức học giữa các nhóm đồng đều. Nếu trong lớp có nhiều lứa tuổi, thì nên rải các học sinh nhỏ tuổi ra các nhóm.
Hướng dẫn học sinh chủ động phân chia công việc, tự lập kế hoạch.
Tổ chức lên ý tưởng làm sản phẩm cuối khóa, sao cho sản phẩm trong khả năng của học sinh, đủ thời gian làm trong vòng 2 tuần, và đảm bảo sản phẩm có tính thực tế.
Bài cuối khóa là 1 asset nhân vật, có cốt truyện, có animation(không cần quá cầu kì), mọi chi tiết có link đi kèm phía dưới.
Hướng dẫn sử dụng google slide để làm slide, lên dàn ý bài thuyết trình, thực hành trên lớp
Lesson 13 - 14: Thực hành tổng duyệt thuyết trình cuối khóa.
Demo và thuyết trình sản phẩm cuối khoá
Làm bài bài kiểm tra kết khoá
Online Self-learning là hình thức học và làm bài tập trực tuyến dưới sự kiểm soát của giảng viên. Sau mỗi buổi học tại trung tâm, học sinh sẽ chọn thêm một buổi học cố định để ôn tập và kiểm tra lại kiến thức của buổi học theo hình thức học trực tuyến. Từ đó, chúng tôi đưa ra .
Aseprite Phần mềm gần gũi, giao diện đơn giản, dễ cài đặt, phù hợp cho học sinh mới bắt đầu làm quen với máy tính
Photoshop Phần mềm mạnh, hỗ trợ nhiều cho artist, tuy nhiên khó thao tác cho học sinh cấp độ tiểu học